Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Mạn đàm về CAD/CAM ( Phần 1)

Chả là mình học em người mẫu Ngọc Quyện "cởi áo" để cho người ta xem "ngực..." hi hi, chưa gì hai cao thủ của meslab là bác hai247 (người mà pumpkin ngán nhất..hehe) cũng như bác nguyenthanh (theo mình nghỉ vẽ surface rất mạnh) không tham gia. Nếu mà lấy tiêu chí "hơn thua" để thì không nên tham gia làm gì...tuy nhiên lấy tiêu chí "đánh giá " các phần mềm thì cũng đáng để thi triển công phu lắm chứ. 

Nguyenthanh có nói về thể lệ cuộc thi, hay chuyện ra đề bài..hehe, thành thật mà nói thi kiểu này thì chỉ dành cho "sinh viên"... hehe. Từ không nói thành có, từ trắng nói ra đen, từ tốt nói ra xấu .... thì mới là dành cho ....cao thủ. Do đã "gây chuyện" nên mình thi triển trước. 

Đầu tiên như thế nào là vẽ giỏi. Ta có thể chia CAD ra 4 cấp, cấp 1 là vẽ 2D bình thường hay còn gọi là drafting, cái này hay được gọi là vẽ phát, hay vẽ 2D để kiểm tra, đánh giá. Thường vẽ cho các chi tiết đơn giản, nói chung tưởng tưỡng từ 3D vẽ ra 2D, khi làm thực tế thì tụi thi công nó làm cái chuyện tưởng tượng đó (ưu là nhanh, dể, nhược là nhiều sai sót, tốn kém..., đại biểu mạnh nhất là AutoCAD). Vẽ 2D để mà giỏi, nhanh thì đừng nhìn cái bản vẽ mà vẽ liền...phải châm điếu thuốc, uông1 ly cafe....sau đó nhìn ngang, dọc..xem nó đối xứng, giống nhau...chổ nào, rồi từ từ vẽ chính xác từng cái, sau đo mirror, copy, rotate....bí quyết vẽ 2D mình nghỉ chỉ có chổ này, bác nào...có chiêu khác hay hơn không ?

Cấp 2 là vẽ 3D, modeling, đùn, quét, đẩy, vát mép, fillet...vẽ lắp...thực tình mà nói, các lệnh solid để ẹc, hi hi...., tất cả các phần mềm hầu hết là giống nhau, vẽ solid khó nhất là fillet, thường người ta chừa...fillet lại để làm sau cùng. Fillet theo từng khu, từng cụm, nhìn từng tầng..nói chung nếu mà không biết cách fillet thì phải chuyển qua surface để mà fillet. 

Cấp 3 là vẽ dạng wireframe và surface, đây là kiểu CAD quan trọng nhất và ứng dụng nhiều nhất, ngoài các phần mềm chuyên dụng truyền thống như rino thì Catia là phần mềm toàn diên nhất, đặc biệt là lệnh swept, đánh giá phần surface mạnh thì căn cứ vào lệnh này, với các tuỳ biến - option và khả năng mở rộng của nó. Cimatron có chừng 6 kiểu swept, NX có khoảng 20, Pro/e thì mình không biết, Catia có trên 40 kiểu swept khác nhau. ví dụ để vẽ 1 cái chén có chiều dấy, cimatron tốn chứng 3 lệnh, NX có thể 2, Catia chỉ duy nhất 1 lệnh. Cái thứ hai để đánh giá độ mạnh yếu của 1 phần mềm vẽ surface là gi ? đó chính là công cụ vẽ và phân tích curve - phân tích theo curvature, slope, và shading - zebra shading - shading dạng ngựa vằn. Tại sao lại curve ? như ta biết bất kể phần mềm nào..thì có thể vẽ chính xác và theo tham số (hay có thể ghi kích thước được) là đường thẳng, đường cong, arc - 1 phần đường tròn và các hàm chuyên dụng như hàm thân khai, nó không hề vẽ được đường curve dạng s-pline tự do. Ta thấy các hình dạng hình học tạo nên từ các đường cơ bản này - không nhiều, để vẽ các mặt phức tạp..thì phải dùng curve dạng tự do và s-pline. 

Cấp 4 và là tinh tuý nhất của vẽ CAD là thiết kế ngược - đó là vẽ từ các điểm, curve từ đám mây điểm scan trên máy, 1 số bạn trên diển đàn có nói nhiều về các phần mềm như Geomegic..v.v.v và khoe khoang khả năng tuyệt vời của nó, scan ra là dùng liền. (haha), nhìn thì đơn giản vậy, chứ dùng được là....còn lâu lắm, mình sếp nó vào cấp 4 bở vì nó có rất nhiều lí do. Thư nhất, thử lấy tay sớ vào 1 chi tiết quanh bạn có hình dạng bề mặt surface phức tạp..ví dụ cái bửng xe máy, nó được tạo bằng thiết kế ngược, bạn thấy nó phải phẳng, tangent - tiếp tuyến, không có lồi lõm. Sau khi scan lấy điểm vào, curve của bạn sẽ có các slope và curvature khác nhau, bề mặt tạo thành từ các curve này sẽ lồi hay lõm cục bộ rất nhiều...người ta dùng chức năng Curvature/Slope analysis để phân tích, nếu mà bạn xem phần mềm, ví dụ Cimatron, Mastercam..không có chức năng này..thì rỏ ràng nó thua Catia..NX, hay Pro/E thì mình chua biết...Tinh tuý và đòi hỏi kỹ năng cao nhất trong vẽ surface (trong mấy công ty của Nhật) thì công việc này chỉ giao cho các kỹ sư giỏi và nhiều kinh nghiệm và....thiết kế và kiểm tra - zebra shading cho chi tiết, chuyển toàn bộ bề mặt sang dạng "ngựa vằn" để kiểm tra lồi, lõm cho chi tiết - cái này chỉ có thể thấy được những đường lằn, lổi lõm của chi tiết khi gia công tinh...(dỉ nhiên đối với chi tiết về mạ9t hoàn toàn loại bỏ đánh bóng, nguội bằng tay...cho sản xuất hàng loạt). Từ shading "ngựa vằn" người ta mesh chia lưới bề mặt surface ra..kiểm tra từng crosspoint 1...kiểm tra từng curve 1...sau đo re-mess lại. Kỹ thuật này ít được biết đến, cho c

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét